Tới tháng nên uống gì? 12+ thức uống cực tốt cho ngày đèn đỏ

Đau bụng kinh nên uống gì?
5/5 - (3 bình chọn)

Tới tháng nên uống gì? Phương Thị sẽ tổng hợp thông tin các loại thức uống dành cho chị em phụ nữ những ngày đèn đỏ như uống gì để ra nhiều hay uống gì để giảm đau bụng kinh.

Tới tháng nên uống gì?

Tới tháng nên uống gì để ra nhiều

Câu hỏi được nhiều chị em quan tâm là đến tháng nên uống gì cho nhanh hết? Con gái tới tháng nên uống gì? Khi bị “bà dì” tới thăm gần sát ngày có những việc quan trọng cần làm thì những thức uống sau đây sẽ là cứu cánh cho bạn.

Thêm vào đó, nếu bạn bị đau bụng kinh thì đây chính là giải pháp tự nhiên hữu hiệu bạn nên thử:

Nước ép táo

Vitamin trong táo rất nhiều, ngoài ra còn có các chất chống oxy hoá, chất xơ hòa tan hỗ trợ cho hệ tiêu hoá, giúp cho chị em có một tinh thần thoải mái, thư thái và cải thiện sức khỏe. Đặc biệt, táo còn giúp bổ máu, hạn chế tình trạng mất máu do kỳ kinh nguyệt mang lại.

Sữa đậu nành

Nếu bạn hỏi đau bụng tới tháng nên uống gì là tốt nhất thì Thị xin trả lời chính là sữa đậu này. Chất isoflavone có trong đậu nành theo nhiều nghiên cứu có tác dụng làm giảm căng thẳng và khó chịu đối với kỳ đèn đỏ.

Hơn nữa, trong đậu này còn có hợp chất phytoestrogen thay thế các nội tiết tố, giảm các triệu chứng ở thời kỳ mãn kinh như mất ngủ, lo âu do thiếu hụt estrogen.

Trà gừng

Tới tháng nên uống trà gừng

Trà gừng là loại gia vị có tính ấm, giúp làm dịu các cơn đau bụng và buồn nôn trong ngày “đèn đỏ”. Trong gừng có  tinh chất ginger oil, zingiberol – chất giúp ứng chế sự hình thành của prostaglandin – nguyên nhân gây ra các cơn đau bụng kinh.

Nước ấm

Một ly nước ấm tưởng chừng như đơn giản nhưng sẽ giúp tử cung giãn nở, tạo ra kích thích lên các mạch máu để giảm đau. Vào những ngày này, bạn hãy uống tối thiểu từ 1,5 đến 2 lít nước ấm nhé.

Nước ép củ cải đường

Có thể đây là thức uống hơi khó uống nhưng công dụng của nó trong việc giúp bạn qua ngày đèn đỏ nhanh là không thể phủ nhận. Dùng củ cải đường ép lấy nước và kết hợp thêm một muỗng bột mì, uống vào mỗi buổi sáng để hỗn hợp phát huy được tác dụng tốt nhất.

Trà hoa cúc

Trong trà hoa cúc có chứa 2 chất glycine và hippurate có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho việc giảm đau. Đồng thời, đặc tính chống viêm của hoa cúc sẽ giúp giảm tình trạng chuột rút của cơ thể.

nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn không biết tới tháng nên uống gì thì khi gần đến ngày hành kinh, chị em hãy bổ sung cho cơ thể mỗi ngày một tách trà hoa cúc, đảm bảo bạn sẽ bất ngờ về công dụng của nó đấy.

Nước cam

Cam là quả rất giàu vitamin C, axit citric và chất xơ có công dụng giúp hạn chế mọc mụn, da dẻ trở nên mịn màng, tăng cường sức đề kháng và cải thiện tinh thần, cảm giúp trở nên tích cực hơn. Hãy uống nước ép cam vào buổi sáng và trưa, không nên uống vào buổi tối vì nó sẽ gây tình trạng khó ngủ.

Ngoài ra còn rất nhiều thức uống tốt khác như: Trà bạc hà, sữa ấm pha bột quế, nước lô hội và mật ong,…bạn nên thử nhé.

Nước mật ong ấm

Mật ong có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch rất tốt. Nhất là vào những ngày đèn đỏ, thể trạng chị em tương đối yếu cần những loại thực phẩm giúp phục hồi sức khoẻ.

Nước mật ong không chỉ thanh lọc cơ thể mà còn giúp làm đẹp da. Giúp da dẻ những ngày này được ổn định. Nên uống mật ong từ khi sắp tới tháng cho đến hết kỳ kinh nguyệt để đạt hiệu quả cao hơn.

Bột rau diếp cá

Bột rau diếp cá giúp bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ giúp cơ thể đủ chất giảm tình trạng tiêu chảy những ngày tới tháng của một số chị em vô cùng hiệu quả. Chị em có thể tham khảo kỹ hơn trong bài Uống nước rau diếp cá có tác dụng gì.

Dùng 1-2 ngày 1 lần đế sản phẩm phát huy tối đa công dụng. Có thể sử dụng theo chu kỳ 3 tháng với mục đích làm đẹp da, tăng cường hệ miễn dịch hoặc theo chu kỳ kinh nguyệt để giúp cơ thể đủ chất, khoẻ mạnh.

Nước ép thơm

Nước ép thơm hay còn gọi là nước ép dứa là thức uống quen thuộc của nhiều chị em phụ nữ. Thơm với dứa khác nhau về kích thước và độ chua nên chị em có thể cân nhắc chọn lựa sao cho phù hợp.

Khi sử dụng, nước ép dứa sẽ giúp kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch và tái tạo collagen. Đây là thức uống tuyệt vời phù hợp cho những ngày đèn đỏ mà chị em không nên bỏ qua.

Trà hoa hồng

Trà hoa hồng không chỉ tốt cho sắc đẹp mà còn hỗ trợ sức khoẻ cực kỳ tốt. Trà hoa hồng giúp giảm căng thẳng mệt mỏi, thanh nhiệt và giải độc, rất tốt cho những ngày đèn đỏ.

Chị em nên thủ sẵn 1 hộp trà tại nhà để dùng những lúc này nhé!

Nước quế

Tuy không nhiều người biết đến nhưng nước quế có công dụng giảm đau bụng trong những ngày đỏ của chị em. Khi bị đau bụng chị em pha ngay 1 ly nước quế ấm hoặc trà quế. Cơn đau bụng sẽ nhanh chóng hết ngay sau đó.

Tới tháng uống gì cho ra nhiều? – Nước dừa

Nước dừa ngoài công dụng giải khát nó còn có tác dụng trong việc thanh nhiệt, giải độc, tiêu phù thũng, khử phong, trị bệnh tiêu chảy hay các bệnh liên quan đến tim mạch. Nước dừa còn giúp lưu thông máu, hỗ trợ quá trình tạo máu và giúp ích rất nhiều cho người bị rối loạn kinh nguyệt.

Trong nước dừa có chất điện giải giúp cho cơ thể tránh được tình trạng mất nước, góp phần hỗ trợ đẩy máu kinh ra ngoài dễ dàng và nhanh chóng. Nếu bạn đến ngày và bị đau bụng, nước dừa chính là giải pháp giảm đau hữu hiệu của bạn đó.

Tới tháng không nên uống gì?

Tới tháng không nên uống gì?

Bên cạnh những thức uống bạn nên uống trong kỳ hành kinh thì bạn cần phải biết đến các thức uống nên hạn chế, tốt nhất là tránh không sử dụng trong kỳ kinh nguyệt:

Nước đá

Uống nhiều nước đá lạnh là thức uống sẽ khiến tuần hoàn máu trong cơ thể bị giảm đi, gây ra tình trạng máu kinh không ra được hay còn gọi là bế kinh, lúc này sẽ khiến bạn dễ bị khó chịu, căng thẳng. Nếu bạn dùng đá lạnh trong khi “bà dì đến thăm” thì cổ tử cung sẽ bị co thắt mạnh và cơn đau bụng sẽ kéo tới.

Rượu bia

Nồng độ estrogen của bạn sẽ bị tăng cao khi sử dụng bia rượu, làm ảnh hưởng đến sự rụng trứng của cơ thể, lượng máu tiết ra và thời gian hành kinh rất khó kiểm soát. Vì thế, hãy ngưng sử dụng rượu bia khi đến kỳ ngay nhé.

Thức uống chứa caffeine

Nhiều người có thói quen sử dụng caffeine để giúp cho tinh thần tỉnh táo hơn. Nhưng nếu sử dụng trong kỳ kinh nguyệt thì khả năng cao bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, dễ rơi vào tình trạng dễ cáu kỉnh, thấp thỏm lo âu.

Trà xanh

Có rất nhiều cho rằng dùng trà xanh để giảm đau trong ngày hành kinh là cách làm khá sai lầm. Trong kỳ “đèn đỏ” bạn sẽ bị mất đi lượng máu lớn nên thiếu sắt, tuy nhiên lượng axit tannic trong trà xanh lại chiếm đến 30% làm cho cơ thể của bạn bị thiếu hụt sắt nghiêm trọng.

Đặc biệt, nếu dùng trà xanh trong những ngày này, tình trạng đau bụng và tức ngực sẽ trở nên nặng hơn, khiến cho cơ thể mệt mỏi. Vì vậy, hãy dừng ngay việc sử dụng trà xanh trong những ngày kinh nguyệt nhé.

Tới tháng nên ăn gì?

Tới tháng nên ăn gì?

Ngoài việc chú ý đến thức uống, chị em chúng mình còn phải chú ý đến chế độ ăn uống lành mạnh trong ngày kinh nguyệt như:

Bổ sung rau xanh

Rau xanh giúp cho kinh nguyệt ra nhiều nhưng vẫn đảm bảo cho sức khỏe của bạn:

  • Rau bina chứa nhiều sắt, thúc đẩy sự tăng trưởng, ngăn lão hoá và nuôi dưỡng máu.
  • Súp lơ, cải bắp, cần tỏi tây, rau diếp tốt cho hệ tiêu hóa, lá lách và gan, duy trì sự cân bằng của hormone.
  • Súp lơ xanh có tác dụng loại bỏ estrogen do có chứa nhiều chất DIM, giúp bạn giảm các triệu chứng trầm cảm, stress.

Hải sản

Trong hải sản, đặc biệt là hàu và cá hồi có chứa nhiều axit béo Omega, vitamin D, B6. Những chất này góp phần hạn chế những cơn co bóp của tử cung, giúp cơ thể hấp thụ lượng canxi tốt hơn, giảm đau bụng dưới và tức ngực.

Trứng

Trứng cung cấp rất nhiều Vitamin E, D, B6. Đặc biệt, trứng là loại thực phẩm rất giàu protein có tác dụng giảm đau bụng khi tới tháng.

Tới tháng nên làm gì?

Hãy tập thói quen sống lành mạnh để cho kinh nguyệt đều đặn hơn. Và hơn hết, cơ thể bạn sẽ trở nên khỏe mạnh từng ngày với lối sống này:

Ngủ đúng giờ

Vào những ngày đèn đỏ, bạn sẽ thấy mệt trong người hơn nên việc ngủ đủ giấc rất quan trọng:

  • Đảm bảo ngủ đủ 7 tiếng – 8 tiếng mỗi ngày.
  • Trước 4 – 6 tiếng trước khi ngủ bạn không nên ăn tối.
  • Trước khi ngủ khoảng 1 giờ, hãy tránh xa các thiết bị điện tử thay vào đó là một cuốn sách hay.
  • Thêm vào đó, hãy giữ cho phòng ngủ luôn mát mẻ và nằm ở tư thế thoải mái nhất để ngủ ngon giấc hơn.

Tập thể dục và thư giãn

Tới tháng nên tập thể dục và thư giãn

Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn tránh xa cơn đau bụng kinh một cách nhanh chóng. Vào năm 2015 có nghiên cứu cho rằng, các bài thể dục nhịp điệu sẽ giúp bạn tăng mức năng lượng, cải thiện sự tập trung và giảm bớt đau bụng.

Không nhất thiết phải chọn những bài vận động mạnh tiêu tốn nhiều calo. Các bài tập yoga nhẹ nhàng như tư thế nằm ngửa, tư thế em bé là bài tập tốt nhất cho tinh thần của bạn đó.

Ăn thực phẩm bổ sung dinh dưỡng

Hãy bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng như sữa chua, omega3, ngũ cốc vào thực đơn của bạn trước khi “bà dì” đến. Các nhà khoa học nghiên cứu rằng, những người bổ sung 1200g canxi mỗi ngày sẽ giảm 30% nguy cơ đau bụng kinh so với người chỉ bổ sung 500g mỗi ngày. Thực phẩm chức năng là sự lựa chọn tiện lợi nếu bạn cần nạp thêm dinh dưỡng nhanh chóng mà không cần phải ăn quá nhiều thực phẩm. Bạn có thể tham khảo thêm về công ty gia công thực phẩm chức năng để lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Uống đủ nước

Theo lời khuyên của các chuyên gia là bạn nên uống 2,5 lít nước mỗi ngày. Trong các thực phẩm ăn hàng ngày đã chứa ⅕ lượng nước cần thiết, nên bạn chỉ cần uống thêm từ 9 đến 12 ly nước là đủ.

Nếu bạn đã quá chán khi uống nhiều nước lọc thì hãy thử thay đổi các nhãn hiệu nước lọc khác nhau. Ngoài ra, có thể uống các loại nước ép và sữa để tăng lượng nước bổ sung cho cơ thể.

Bị đau bụng kinh nên uống thuốc gì?

Đau bụng kinh nên uống gì?

Nếu cơn đau bụng của bạn vẫn còn âm ỉ và không dứt, bạn cần tìm đến những loại thuốc giảm đau bụng kinh nhưng vẫn không biết chọn loại nào cho an toàn. Dưới đây là những loại thuốc đau bụng tới tháng an toàn nhất theo nhận định của chuyên gia y tế mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn:

Thuốc NSAIDs

Loại thuốc này có tên đầy đủ là thuốc kháng viêm non-steroid. Cơ chế hoạt động của thuốc dựa trên giảm đi lượng prostaglandin trong cơ thể.

Bạn nên dùng thuốc trước từ 1 – 2 ngày trước kỳ hành kinh, thời gian dùng là trước và sau bữa ăn.

Tuy nhiên, loại thuốc này chống chỉ định với những người dị ứng với Aspirin, người điều trị viêm loét dạ dày. Tốt nhất, bạn nên tham khảo thông tin, ý kiến của bác sĩ trước khi uống để được hướng dẫn sử dụng thuốc hiệu quả hơn.

Paracetamol & Caffeine

Những bệnh nhân không sử dụng được thuốc NSAIDs thì có thể sử dụng Paracetamol & Caffeine. Thuốc có tác dụng hạn chế tình trạng đau bụng, buồn nôn, giảm những cơn đau nhẹ một cách hiệu quả.

Lưu ý: Chỉ nên dùng 4g/ngày.

Chắc rằng khi đọc tới đây chị em đã biết tới tháng nên uống gì, không nên uống gì và nên làm gì rồi đúng không nào? Hãy lưu lại bài viết này của Phương Thị hoặc ghi chú vào một quyển sổ nhỏ để trị được bệnh đau bụng khi đến tháng của bản thân nhé.