Uống nước gừng ấm có tác dụng gì? – Giải đáp | Phương Thị

uong nuoc gung am moi ngay co tot khong
5/5 - (2 bình chọn)

Uống nước gừng ấm có tác dụng gì? Cách dùng trà gừng mật ong đúng cách? Trong Đông y, gừng được biết đến là một vị thuốc thiên nhiên thân thuộc, giúp chữa nhiều bệnh. Ở bài viết này, Phương Thị sẽ cùng bạn tìm hiểu về cách dùng gừng tươi giảm cân, tác dụng của chanh gừng đối sức khỏe.

Uống nước gừng ấm có tác dụng gì? 12 tác dụng của gừng

Hỗ trợ tiêu hóa

Nếu bạn ăn quá nhiều thức ăn có tính hàn sẽ dẫn đến bệnh tiêu chảy, đau bụng hay buồn nôn,…Hãy dùng những lá gừng trong để giúp cơ thể ấm hơn.

Quá trình vận chuyển thức ăn trong cơ thể bạn sẽ diễn ra nhanh chóng nếu uống một cốc gừng nóng. Ngoài ra, thành phần enzyme còn có khả năng phân hủy các loại protein trong thức ăn thành amino acid, chống dị ứng thức ăn nhờ việc loại bỏ chuỗi peptit lạ.

Ổn định huyết áp

Trong dược liệu có các chất kali, kẽm, magie giúp cải thiện quá trình lưu thông của máu, giảm những tác động xấu lên hệ tuần hoàn và tăng cường sức khỏe tim mạch. Gừng như một “vị cứu tinh” đối với những bệnh nhân huyết áp thấp, giúp ổn định huyết áp hiệu quả.

Chỉ cần đập một ít gừng tươi rồi mang đi đun sôi, lọc cặn. Dùng nước gừng vừa nấu ngâm chân từ 15 – 20 phút mỗi ngày bạn sẽ cảm nhận được kết quả rõ rệt. 

Dược liệu này thông qua các huyệt đạo ở lòng bàn chân, đi vào cơ thể giúp giãn nở huyết quản, ổn định huyết áp, điều trị cảm lạnh.

Chữa đau nửa đầu

Chữa đau nửa đầu

Tinh chất prostaglandin có tác dụng kháng viêm, rất hiệu quả trong việc giảm đau nhức. Khi gặp tình trạng đau nửa đầu, bạn có thể dùng cách: nhúng 2 bàn tay vào nước gừng nóng và mát xa lên vùng đầu bị đau. Tầm 15 phút sau, cơn đau sẽ được dịu đi nhanh chóng.

Cách để chữa đau nửa đầu lâu dài là dùng 500g – 600g nước gừng để uống khi cơn đau xuất hiện. Thực hiện liệu trình liên tục 4 ngày, 4 giờ 1 lần bạn sẽ thấy được kết quả cải thiện trông thấy.

Nếu có thể, hãy kết hợp cả liệu pháp chữa trị bên trong và bên ngoài để có hiệu quả nhanh chóng, làm mất hẳn cơn đau.

Điều hòa thân nhiệt

Tác dụng này dường như đã quá quen thuộc khi bị cơ thể của chúng ta bị nhiễm lạnh. Khi cơ thể bị nhiễm lạnh, chỉ cần uống một chén nước gừng ấm, nó sẽ giúp kích thích trung tâm vận mạch, cường tim, đẩy khí lạnh ra bên ngoài cơ thể.

Hơn nữa, gừng có tác dụng làm giãn tĩnh mạch máu, tăng tiết mồ hôi nên rất hữu dụng cho người bị cảm cúm, sốt. Với người khỏe mạnh, có thể uống nước gừng mỗi ngày để phòng ngừa bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Ngăn ngừa lão hóa

Ngăn ngừa lão hoá

Gừng có nhiều nguồn khoáng chất, dinh dưỡng, vitamin dồi dào như: vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B9, vitamin C, kẽm, photpho, kali, sắt, magie,…Đây đều là những dưỡng chất thiết yếu cho da, giúp ngăn ngừa lão hóa rất tốt cho chị em phụ nữ.

Lão hóa mà chúng tôi nhắc đến ở đây không đơn thuần là ngoài da, mà còn là những yếu tố tiềm ẩn bên trong tế bào. Do đó, ngăn ngừa lão hóa bằng gừng và việc hết sức cần thiết, giúp chúng ta tránh được những căn bệnh mãn tính như ung thư.

Trị sâu răng

Trong dược liệu này có chất prostaglandin giúp chống lại các tác nhân gây oxy hóa, ức chế hoạt động của những chất gây viêm. Nhờ đó, những cơm đau răng của bạn sẽ dịu đi hoặc biến mất khi uống nước gừng ấm thường xuyên.

Bên cạnh đó, bạn nên dùng nước gừng để súc miệng sáng và tối hàng ngày. Cách này sẽ giúp bảo vệ men răng, loại bỏ những vi khuẩn gây hại vô cùng cùng hiệu quả.

Uống nước gừng chanh có tác dụng gì? Chống viêm

Tac dung nuoc gung chanh

Có khá nhiều nguyên nhân để gây viêm, nhìn chung được chia thành 2 nhóm chính là gắng sức nghiêm trọng và dị ứng nhẹ. Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, trong thực phẩm này có chất hỗ trợ chống viêm, làm giảm các triệu chứng dị ứng.

Giảm đau trong thời kỳ kinh nguyệt

Những cơn đau trong ngày “đèn đỏ” khiến chị em mệt mỏi, đứng không được nằm cũng không yên, lúc này uống một ly nước gừng là giải pháp hữu hiệu nhất bạn nên làm. Vào năm 2015, Lưu trữ Phụ khoa và Sản Khoa đã công bố một nghiên cứu lâm sàng về tác dụng giảm đau của dùng trong ngày kinh nguyệt.

Theo tiến sĩ Ganju chỉ ra rằng, gừng có đặc tính kháng viêm tương tự như NSAIDS – Thuốc chống viêm không steroid. Hiệu quả giảm đau của gừng còn cao hơn so với giả dược khi dùng trong 3 – 4 ngày đầu tiên của chu kỳ.

Chống lại bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer là loại bệnh suy giảm trí nhớ thường xảy ra với người già. Khoa học đã chứng minh, uống nước gừng ấm thường xuyên sẽ làm chậm lại quá trình suy giảm tế bào não.

Các nhà nghiên cứu khoa học cũng phát hiện rằng các hợp chất mạnh mẽ trong gừng, chất chống oxy sẽ chống lại các phản ứng viêm xảy ra trong não bộ.

Giúp tóc và da khỏe mạnh

Giup toc va da khoe manh

Nhờ vitamin và những chất chống oxy hóa trong gừng, dùng nước gừng thường xuyên sẽ giúp cho da thêm sáng mịn. Kết cấu của mái tóc cũng trở nên bóng mượt hơn nhờ vitamin A và vitamin C.

Giúp thúc đẩy quá trình giảm cân

Tiến sĩ London chỉ ra rằng: Trà gừng không phải một loại thần dược được sử dụng để giảm cân, nó không giống như trà xanh hay trà đen có chứa cafein. Nhưng nếu bạn đang muốn giảm cân, trà gừng là một lựa chọn rất đáng để thử vì nó không chứa carbohydrate và calo.

Hãy bắt đầu bằng một ly nước gừng ấm vào mỗi sáng sớm để làm dịu cảm giác thèm ăn, điều này giúp bạn không ăn quá nhiều. Nhờ sự cân bằng lượng đường trong máu, cân bằng lượng cholesterol nó sẽ giúp làm giảm được nguy cơ mắc bệnh tim.

Uống nước gừng với mật ong có tác dụng gì? Làm dịu cơn buồn nôn

Những ai hay bị say xe sẽ hiểu được cảm giác buồn nôn là vô cùng khó chịu, đây cũng là cảm giác mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong giai đoạn ốm nghén. Uống nước gừng tươi ấm giúp cải thiện triệu chứng này khá hiệu quả, nhờ tính ấm, giúp trung hòa acid trong dạ dày và giảm đi cảm giác buồn nôn.

Ngoài ra, phụ nữ khi mang thai dùng nước gừng tươi sẽ giúp tăng cường miễn dịch, kích thích cảm giác thèm ăn.

Uống nước gừng ấm mỗi ngày có tốt không? Nên uống nước gừng khi nào

uong nuoc gung am moi ngay co tot khong

Uống nước gừng mật ong hàng ngày có tốt không? Mặc dù gừng có rất nhiều tác dụng tốt với cơ thể, tuy nhiên cái gì nhiều quá cũng sẽ không tốt.

Một số lưu ý khi sử dụng gừng: Các chuyên gia y tế khuyên rằng không nên dùng quá 5g gừng hàng ngày. Nếu bạn đang có vấn đề về sức khỏe, tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng để tránh gây ra những tác dụng phụ không đáng có.

Hướng dẫn uống nước gừng đúng cách chuẩn chuyên gia

Trà gừng

Cách chế biến trà gừng tươi khá nhanh, tinh chất từ gừng sẽ hòa tan vào trà làm cho cơ thể hấp thụ được tốt hơn. Cách chế biến đơn giản như sau:

  • Cạo sạch lớp vỏ bên ngoài và mang đi rửa sạch.
  • Mang gừng đi thái lát, chế với nước nóng, để ấm vừa uống.
  • Bạn có thể dùng thêm mật ong để tăng tác dụng giảm ho, giảm ngứa rát cổ họng. Nếu bạn đang bị cảm, thì nên uống trà gừng ấm rồi trùm kín chăn lại để cơ thể ra mồ hôi.

Kẹo gừng

keo gung

Chế biến kẹo gừng thành kẹo là cách giúp giữ gừng tươi được lâu hơn, có thể mang theo mọi lúc, mọi nơi. Với cách dùng này, gừng sẽ giảm bớt vị cay, chống viêm, chống say xe, làm ấm bao tử,…

Gừng mật ong

Để phát huy được công dụng của gừng mật ong, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Mỗi ngày nên uống tầm 2 – 3 ly trà gừng mật ong, nếu uống nhiều quá sẽ khiến cơ thể bị ợ nóng, nổi mụn,…
  • Không nên pha trà mật ong cùng nước gừng vì những chất enzym sẽ bị phá hủy, không mang lại nhiều tác dụng với sức khỏe nữa.
  • Mỗi ngày chỉ nên dùng từ 2 – 3 muỗng cà phê mật ong, không nên dùng quá nhiều.

Những lưu ý về tác hại của nước gừng

Nếu sử dụng đúng cách, gừng mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Nhưng phải tùy vào trường hợp, sẽ có những nhóm đối tượng không nên sử dụng gừng như:

  • Người bị sỏi mật: gừng có tính cay nóng nên sẽ khiến sỏi bị mắc kẹt trong túi mật, muốn lấy ra cần phải phẫu thuật.
  • Người mắc bệnh về gan (viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ,…): vị nóng trong gừng sẽ làm cho những tế bào gan bị kích thích, dẫn đến hoại tử.
  • Người đang dùng thuốc: có nhiều loại thuốc sẽ tạo ra phản ứng khi dùng chung với gừng, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
  • Người thân nhiệt cao (cao huyết áp, cảm nắm, sốt cao,…): do gừng có tính nhiệt, kết hợp với nhiệt trong cơ thể đôi lúc sẽ xảy ra hậu quả khôn lường.
  • Người bệnh dạ dày (loét tá tràng, viêm loét dạ dày,…) gừng sẽ gây bào mòn, làm niêm mạc dạ dày bị kích ứng, gây loét dạ dày.
  • Phụ nữ mang thai trong thai kỳ cuối: gừng khiến cho thai phụ tăng huyết áp, rất nguy hiểm.

Phía trên là những giải đáp về uống nước gừng ấm có tác dụng gì, mong rằng sẽ giúp bạn biết cách sử dụng gừng đúng để dược liệu phát huy được hết tác dụng. Tại nhà máy gia công thực phẩm chức năng Phương Thị, gừng là nguyên liệu gia công được nhiều người yêu thích đặc biệt trong các công thức thực phẩm bảo vệ sức khoẻ hay trà dưỡng sinh. Để được tư vấn chi tiết hãy liên hệ Phương Thị và đừng quên, thường xuyên theo dõi các bài viết để biết thêm nhiều bài thuốc tự nhiên hữu ích cho sức khỏe.