Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì và phải lưu ý vấn đề gì khi dùng là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Theo Đông y, bài thuốc rau ngải cứu có tác dụng giảm đau xương khớp, giảm mỡ, trị mụn, hỗ trợ kinh nguyệt, giúp ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, bạn cần phải biết cách dùng để đảm bảo sức khỏe và đó là lý do mà Phương Thị biên soạn ra bài viết này. Cùng theo dõi nhé.
Mục Lục
- 1 Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì?
- 1.1 Phục hồi sức khỏe
- 1.2 Giúp máu lưu thông
- 1.3 Rượu ngải cứu có tác dụng gì? Chữa đau xương khớp
- 1.4 Xông lá ngải cứu có tác dụng gì? Chữa bệnh cảm mạo
- 1.5 Uống nước ngải cứu khô có tác dụng gì? Trị rong kinh
- 1.6 Tắm nước lá ngải cứu có tác dụng gì? Làm trắng da, trị mụn nhọt
- 1.7 Chống oxy hóa, chống lại bệnh Alzheimer thần kinh
- 1.8 Hạn chế nhiễm ký sinh trùng
- 1.9 Giảm mỡ bụng
- 2 Cách sử dụng ngải cứu an toàn tại nhà
- 3 Lưu ý khi dùng ngải cứu
- 4 Kết luận
Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì?
Cây rau ngải cứu có tên tiếng Anh là Wormwood, Mugwort. Ở Việt Nam nhiều người quen gọi là ngải diệp, thuốc cứu, cây thuốc cao. Cây có mùi hương đặc trưng, rất dễ trồng mà không cần phải tốn nhiều công chăm bón.
Ngải cứu được dùng nhiều trong các bài thuốc Đông y, có nhiều tác dụng đối với sức khỏe như:
Phục hồi sức khỏe
Khi cơ thể bị suy nhược, mới hết bệnh hoặc vừa sinh xong,…Đây là lúc cơ thể cần được bổ sung nhiều dưỡng chất. Món gà hầm ngải cứu là một món ăn rất bổ, có thể dùng để phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Giúp máu lưu thông
Nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng đau đầu, choáng váng, hoa mắt, buồn ngủ thì đây là dấu hiệu của việc máu lưu thông kém. Để khắc phục, bạn hãy ăn những món ăn từ ngải cứu thường ngày.
Trong lá ngải cứu có hoạt chất α-thuyon giúp cho tinh thần hưng phấn và giảm hẳn các cơn đau đầu.
Nếu bạn chưa biết nấu món gì với ngải cứu thì chúng tôi gợi ý cho bạn là món trứng chiên ngải cứu. Hãy bổ sung món ăn này vào thực đơn hàng ngày để giúp bồi bổ nhanh chóng cho cơ thể nhé.
Rượu ngải cứu có tác dụng gì? Chữa đau xương khớp
Theo nghiên cứu, trong lá ngải cứu có nhiều hoạt chất có tác dụng giúp giảm đau, kháng viêm. Nên được dùng phổ biến để điều trị bệnh viêm khớp.
Y học hiện đại đã từng tạo ra một cuộc thí nghiệm cho 90 người trường thành bị viêm khớp gối, thời gian thí nghiệm là 1 tháng. Mỗi ngày 3 lần đều sử dụng thuốc ngải cứu xoa lên phần khớp bị đau .
Kết quả thu được là tình trạng giảm viêm sưng đã được thuyên giảm, giảm nhiều hơn những người không tham gia thử nghiệm.
Xông lá ngải cứu có tác dụng gì? Chữa bệnh cảm mạo
Theo Đông y, ngải cứu có tính ấm, rất tốt trong việc giải cảm cúm. Chỉ cần dùng 300g lá ngải cứu, 100g lá khuynh diệp, 100g lá bưởi nấu cùng 2 lít nước và xông hơi trong vòng 20 phút.
Hoặc có thể dùng cách nấu 100g ngải cứu, 100g tía tô, 100g lá húng chanh, 50g xả và 0.5 lít nước. Uống liên tục trong vòng 5 ngày để trị đau đầu, cảm cúm, hoa mắt, chóng mặt và ho.
Uống nước ngải cứu khô có tác dụng gì? Trị rong kinh
Nếu như chị em đang gặp tình trạng kinh nguyệt không đều, chu kỳ bất thường, rong kinh,…thì hãy thử dùng nước ngải cứu để điều trị.
Để điều trị rong kinh bằng ngải cứu cần: Lấy 10g lá ngải cứu phơi khô mang nấu cùng 200ml nước, nếu đến khi còn 100ml nước thì tắt bếp. Dùng rây để lọc bỏ cặn bã và lấy phần nước để uống. Tốt nhất là nên uống trước kỳ kinh nguyệt khoảng 1 tuần để giảm các giác đau bụng.
Tắm nước lá ngải cứu có tác dụng gì? Làm trắng da, trị mụn nhọt
Nếu đắp mặt bằng lá ngải cứu trong vòng 20 phút thì làn da sẽ được cải thiện trở nên trắng trẻo mịn màng. Đối với bé bị rôm sảy thì hãy giã nát lá ngải cứu sau đó chất lấy nước, mang tắm cho bé.
Chống oxy hóa, chống lại bệnh Alzheimer thần kinh
Trong ngải cứu còn chứa chamazulene nồng độ cao trước khi cây ra hoa. Chất này là một chất dinh dưỡng chống lại oxy hóa rất tốt. Nó giúp cơ thể chống lại tình trạng bị stress.
Nếu cơ thể bị stress quá lâu nhưng lâu ngày không được chữa trị nó sẽ khiến dẫn đến các nguy cơ về tim mạch, nguy cơ về bệnh Alzheimer sẽ cao hơn.
Hạn chế nhiễm ký sinh trùng
Có nhiều nghiên cứu từ thời Ai Cập cổ đại đã chỉ ra rằng, uống nước ngải cứu tươi có công dụng chống nhiễm giun đường tiêu hóa. Trong ngải cứu có chứa chất thujone.
Y học hiện đại cũng chứng minh được rằng, cây ngải cứu có thể ức chế sự phát triển, sinh sôi của sán dây và nhiều loại ký sinh trùng khác.
Giảm mỡ bụng
Nếu bạn đang có nhu cầu giảm cân, muốn có vùng bụng phẳng lì thì ngải cứu là loại thực phẩm tốt giúp bạn làm điều đó. Vị đắng trong ngải cứu chứa nhiều chất thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn.
Nhờ vậy, chất béo trong thức ăn được phân giản nhanh chóng, kiên trì sử dụng ngải cứu trong thời gian dài sẽ có được hiệu quả bất ngờ. Ngoài ra, bệnh táo bón cũng sẽ được giảm đáng kể khi sử dụng ngải cứu thường xuyên.
Cách sử dụng ngải cứu an toàn tại nhà
Phía trên chúng ta đã bàn về tác dụng và một vài cách sử dụng, ở phần này chúng ta sẽ nói sâu hơn về cách sử dụng ngải cứu an toàn, không gây hại cho cơ thể:
Cách nấu nước lá ngải cứu tươi
- Chuẩn bị 200g lá ngải cứu mang đi rửa sạch. Nấu cùng 500ml nước sôi.
- Uống nước lá ngải cứu tươi giúp giảm đau bụng kỳ kinh nguyệt và có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Cách làm trà ngải cứu
Bước 1: Cắt khoảng ⅓ nhánh cây ngải cứu, nếu không đủ có thể dùng thêm phần rễ.
Bước 2: Ngâm với nước muối pha loãng để làm sạch bụi bẩn. Vớt ra để cho ráo nước.
Bước 3: Chặt cây thành từng khúc nhỏ, cho vào chảo sao khô đến khi có màu vàng và mùi thơm thì tắt bếp.
Đặt thành phần vào bình thuỷ tinh để bảo quản kín, dùng dần.
Bước 4: Cách pha trà ngải cứu khá đơn giản
Cho phần ngải cứu khô ngâm trong nước sôi tầm 10 phút, bỏ đi phần bã, thêm ít đường hoặc mật ong vào thưởng thức.
Ngâm rượu ngải cứu
Rượu ngải cứu có công dụng chữa ứ huyết ở xương khớp, giảm tình trạng bầm tím, trị đau nhức. Cách ngâm rượu đơn giản như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm: 10kg ngải cứu, 2 lít rượu trắng, 1kg chanh tươi, 200 đường phèn.
- Mang nguyên liệu đi rửa sạch và để cho ráo nước.
- Sao vàng ngải cứu và vỏ bưởi.
- Cho lần lượt các nguyên liệu vào bình và cho rượu vào, đậy kín nắp và ngâm trong vòng 1 tháng.
Sau 1 tháng là rượu đã thành phẩm, lúc này đã sử dụng được.
Lưu ý khi dùng ngải cứu
Sẽ có một số người nên dùng ngải cứu, cũng có một số người không nên dùng.
Đối tượng nên sử dụng ngải cứu
- Người mắc các bệnh về viêm, đặc biệt là viêm amidan hoặc viêm xương khớp.
- Người muốn thanh lọc cơ thể, trị mụn nhọt.
- Chị em muốn giảm mỡ bụng, làm đẹp da.
- Đối tượng bị xì hơi nhiều, bị táo bón hoặc khó tiêu.
- Chị em bị rối loạn kinh nguyệt, rong kinh.
Đối tượng không được uống nước ngải cứu tươi
- Người có tiền sử bị động kinh: Trong ngải cứu có chứa Thujone gây kích thích não bộ, có thể gây nên tình trạng co giật. Ngoài ra, ngải cứu có thể triệt tiêu tác dụng của thuốc primidone hoặc gabapentin làm cho thuốc bị mất tác dụng.
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú: Sử dụng quá nhiều nước ngải cứu khô/tươi sẽ khiến cho tử cung bị co bóp nhiều hơn, dẫn đến tình trạng mất sữa khi cho bé bú hoặc sẩy thai.
- Người mắc bệnh về tim: Người mắc bệnh tim thường sử dụng thuốc chứa thành phần Warfarin, khi chất này kết hợp cùng ngải cứu sẽ gây ra tình trạng xuất huyết tiêu hoá.
- Người mắc bệnh về thận: Ngải cứu sẽ khiến cho bệnh lý về thận của bạn trở nên trầm trọng hơn.
- Bệnh nhân rối loạn đường ruột: Ngải cứu có tác dụng lợi tiểu nên khi uống nước ngải cứu tươi sẽ khiến cho đường ruột đã bị tổn thương càng thêm tổn thương.
Kết luận
Với những công dụng tuyệt vời từ ngải cứu, đây là một trong những nguyên liệu gia công mỹ phẩm và thực phẩm hiện nay. Nhà máy chuyên gia công thực phẩm chức năng Phương Thị trong thời gian qua đã nhận được nhiều đơn hàng về thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, viên uống rau xanh có thành phần được yêu cầu là ngải cứu.
Nếu bạn có mong muốn tham khảo thêm về sản phẩm hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm về các dòng sản phẩm.
Mong rằng bài viết uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin về sức khoẻ bổ ích. Hãy theo dõi Phương Thị thường xuyên để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé.