Xây xẩm chóng mặt nên uống gì? 7 thức uống cắt cơn chóng mặt nhanh

Xây xẩm chóng mặt là bệnh gì
5/5 - (4 bình chọn)

Xây xẩm chóng mặt nên uống gì cho nhanh khỏi bạn đã biết chưa? Tình trạng choáng váng, buồn nôn, hoa mắt, huyết áp cao, rối loạn thần kinh thường dẫn đến chứng xây xẩm đột ngột. Mời bạn theo dõi bài viết này của Phương Thị để biết cách chữa bệnh choáng váng bằng chanh, trà gừng và một số thực phẩm khác siêu hiệu quả nhé.

Xây xẩm chóng mặt là bệnh gì?

Xây xẩm chóng mặt là bệnh gì

Bệnh chóng mặt là cảm giác lâng lâng, mất phương hướng, cảm giác cơ thể thiếu sự cân bằng. Người mắc bệnh này sẽ có cảm giác môi trường xung quanh đang di chuyển, quay vòng, sắp ngất.

Thông thường, đi kèm với bệnh là tình trạng buồn nôn. Thực chất, chóng mặt không phải một căn bệnh mà nó chỉ là dấu hiệu của bệnh.

Nguyên nhân chóng mặt thiếu chất gì?

Nguyên nhân chóng mặt
Nguyên nhân chóng mặt

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chóng mặt, thường sẽ từ một số nguyên nhân sau:

  • Hạ đường huyết
  • Bị tác dụng phụ của thuốc
  • Gặp vấn đề về lưu thông máu, thiếu máu lên não
  • Bị bệnh chóng mặt lành tính do tư thể BPPV
  • Huyết áp thấp
  • Vấn đề tai trong
  • Thiết máu, lo lắng hoặc đau nửa đầu, rối loạn thần kinh
  • Say tàu xe
  • Những bệnh cảm lạnh thông thường
  • Đầu bị chấn thương

Cách xử lý khi bị chóng mặt hoa mắt

Cách xử lý khi bị chóng mặt hoa mắt

Khi gặp cơn hoa mắt, chóng mặt bạn nên dừng tất cả các công việc lại, nằm hoặc ngồi thư giãn ngay lập tức. Tốt nhất nên giữ cho môi trường xung quanh nơi nghỉ ngơi yên tĩnh và thoáng mát.

Nếu triệu chứng khó chịu này vẫn kéo dài, hãy nhanh chóng đến bệnh viện gần nhất để kiểm tra và điều trị sớm.

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh hoa mắt, chóng mặt phụ thuộc vào thực trạng bệnh lý cụ thể. Tuy nhiên, hãy giữ cho bản thân một cuộc sống lành mạnh, hạn chế căng thẳng, ăn nhiều rau xanh và trái cây,…sẽ giúp bạn đẩy lùi được bệnh tật.

Bệnh xây xẩm chóng mặt nên uống gì để nhanh hết?

Trà gừng hoặc nước gừng

Trà gừng hoặc nước gừng

Trong gừng có chứa chất gingerol hỗ trợ mát lưu thông đến não, giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng khi chóng mặt.

Trong quyển sách của bác sĩ Ấn Độ Jaskirat Kaur và Ritesh Chawla xuất bản 2015 có tên là “Hãy để thức ăn là thuốc và để thuốc làm thức ăn” thì việc bổ sung từ 1 – 1,5 gam gừng hàng ngày sẽ giúp tình trạng chóng mặt được đẩy lùi.

Mỗi ngày chúng ta có thể pha trà gừng, hoặc dùng nước gừng tươi để pha nước uống để ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi này. Xem thêm công dụng của nước gừng ấm.

Chóng mặt buồn nôn nên uống gì? Nước chanh

Chanh là một loại quả rẻ, dễ tìm và chứa nhiều vitamin C. Nước chanh giúp cho bạn tỉnh táo và chữa được tình trạng chóng mặt một cách hiệu quả.

Sử dụng vỏ chanh, uống nước canh, dùng nước cốt chanh để chế biến món ăn là các phương thức điều trị cơn chóng bằng, hoa mắt một cách tự nhiên, tức thời tại nhà siêu hiệu quả.

Mật ong pha nước ấm

Mật ong pha nước ấm
Mật ong pha nước ấm

Trong mật ong thật có chứa nhiều chất dinh dưỡng như sắt, magie, photpho, canxi, vitamin B, C giúp cung cấp cho cơ thể năng lượng và ngăn ngừa cơn chóng mặt nhanh chóng.

Uống một cốc mật ong và cùng dấm táo hoặc nước chanh mỗi ngày là phương pháp chữa chóng mặt tại nhà hiệu quả. Đặc biệt, đây còn là phương pháp giảm cân cực kỳ hiệu quả cho phái đẹp. Xem thêm: Uống mật ong lúc nào tốt nhất

Nước đường

Đường không chỉ là một gia vị trong nấu ăn mà còn có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe khi chúng ta biết sử dụng với một liều lượng hợp lý. Nước đường giúp cải thiện, ngăn chặn những cơn chóng mặt, hoa mắt, kiệt sức.

Khi cơ thể đang bị mệt, bị đói thì nước đường sẽ giúp cơ thể hấp thu nhanh, giúp phục hồi sức lực, triệt tiêu cơn chóng mặt. Tuy nhiên, bạn nên nhớ phải luôn ăn uống điều độ, kết hợp phương pháp nghỉ ngơi, luyện tập hợp lý để cơ thể khoẻ hơn.

Nha đam

Nha đam

Nếu bạn thường xuyên bị chóng mặt, tiền đình thì nên uống nước nha đam mỗi ngày, ngoài công dụng làm đẹp thì nha đam còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, khỏe khoắn hơn. 

Bạn có thể dùng nha đam để chế biến các món sau: nước nha đam pha mật ong, chè nha đam,…

Nước ép trái cây tươi

Những loại thực phẩm giàu vitamin C như dâu tây, cam, ớt chuông, quýt, đu đủ, bắp cải, bông cải xanh sẽ giúp những triệu chứng chóng mặt, hoa mắt. Nếu bạn thất việc làm nước ép mất thời gian thì có thể ăn trực tiếp nhé.

Câu hỏi chóng mặt uống nước cam được không? Hoàn toàn được, vì trong quả cam có chứa rất nhiều vitamin C tốt cho cơ thể.

Làm gì để hết chóng mặt, buồn nôn? Uống nước lọc

83% trong máu là nước, nên khi cơ thể bị thiếu nước thì lượng máu sẽ ít được vận chuyển đến não hơn. Điều này sẽ dẫn đến huyết áp giảm, tạo nên tình trạng đau đầu.

Lượng nước bác sĩ khuyên dùng ít nhất mỗi ngày là 2 lít, bổ sung nước thường xuyên giúp giảm thiểu tình trạng mất cân bằng cho cơ thể, giúp máu lưu thông tốt hơn.

Thuốc trị chóng mặt hiệu quả nhất

Thuốc trị chóng mặt hiệu quả nhất
Thuốc trị chóng mặt hiệu quả nhất

Bị chóng mặt nên uống thuốc gì để giảm bớt tình trạng khó chịu nhưng vẫn không ảnh hưởng đến sức khỏe là câu hỏi của nhiều người. Ở phần này, hãy cùng Phương Thị tìm hiểu về những loại thuốc an toàn này nhé:

Trường hợp bị hoa mắt chóng mặt nhẹ

Khi ở thể ở trong tình trạng này bạn sẽ có biểu hiện choáng váng khi nằm, hoa mắt, đứng, ngồi, vận động không bình thường. Để giảm bớt tình trạng này, bạn không nên thay đổi vị trí một cách đột ngột, sử dụng những bài thuốc dân gian kết hợp bấm nguyệt là được.

Bệnh hoa mắt chóng mặt vừa

Khi ở tình trạng này bạn sẽ cảm thấy khó chịu và gặp nhiều khó khăn khi di chuyển, thay đổi tư thế, bản thân sẽ có cảm giác như người say rượu, cảm thấy muốn ói, nhìn mọi vật không được cố định. Cách khắc phục là nên uống nước gừng tươi như ở phần trên chúng tôi vừa chia sẻ.

Công thức như sau: Làm sạch và giã nhỏ 10g gừng tươi, cho vào khoảng 100 – 150ml nước sôi vào. Khuấy đều và cho thêm một thìa đường đủ ngọt, uống lúc nước còn ấm.

Bệnh nhân bị bệnh hoa mắt, choáng váng nặng

Khi bạn bị hoa mắt, choáng váng nặng thì bạn luôn muốn nhắm mắt, có khi bị nôn mửa dữ dội. Đây là tình trạng rất nặng và cần có sự can thiệp của thuốc Tây y theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Các nhóm thuốc dùng để chữa bệnh chóng mặt gồm có:

  • Nhóm thuốc kháng histamin
  • Nhóm thuốc dẫn xuất của leucin
  • Nhóm thuốc kháng cholinergic

Xây xẩm chóng mặt là cảm giác vô cùng khó chịu. Vì thế bạn hãy bổ sung đủ chất trong thực đơn hằng ngày. Bên cạnh đó bạn có thể tìm nơi chuyên gia công thực phẩm chức năng uy tín để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng riêng cho mình.

Hy vọng qua bài viết này của Phương Thị sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi xây xẩm chóng mặt nên uống gì. Cảm ơn bạn vì đã đọc bài viết này và chúc bạn luôn vui khoẻ nhé.